Hem House có thể dịch ra là “nhà hẻm”, một nét đặc trưng của các đô thị ở Việt Nam, là một dự án biệt lập trong một con hẻm nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh được kiến trúc sư Sanuki Daisuke thực hiện. Mời các bạn cùng ngắm nhìn nội thất căn nhà này ngay dưới đây!
Phòng sinh hoạt chung nằm ở tầng một
Ngôi nhà bốn tầng này tọa lạc trên một góc phố, nơi giao nhau giữa hai lối đi nhỏ hẹp ngay trung tâm thành phố mà người địa phương gọi là “hẻm”. Hẻm là khái niệm không gian đô thị khá thú vị tại Việt Nam. Ngoài các trục đường chính, luôn tồn tại những con hẻm nhỏ luồn lách giữa các khối nhà như là huyết mạch của đô thị.
Kiến trúc sư Sanuki Daisuke, người thực hiện dự án cùng với kiến trúc sư Huỳnh Anh Tuấn đã gọi dự án này với cái tên “Hem House” sau khi tham chiếu vào những lối đi phía sau trục đường chính. Ngôi nhà được định hình để tận dụng tối đa lợi thế của mảnh đất. Nó có một góc vát, được bao bọc bởi một cửa sổ lớn.
“Khi dạo quanh những con hẻm, chúng ta có thể nhìn thấy một nhịp sống Việt Nam sôi động”, các kiến trúc sư Sanuki Daisuke cho biết. Nhà ở trong hẻm thường được bao lấy bởi hàng rào hoặc kính mờ để an ninh và riêng tư. Kết quả là, những ngôi nhà trông giống những chiếc lồng. Các không gian bên trong sẽ thường tối và có chút trầm mặc.
Ở trong những con hẻm chật hẹp có nghĩa là những ngôi nhà thường phải thiếu đi sự riêng tư cùng với ánh sáng tự nhiên, các hộ dân buộc phải sử dụng ánh sáng đèn điện để chiếu sáng tầng trệt của ngôi nhà ngay cả trong ban ngày. Để giải quyết vấn đề này, kiến trúc sư Sanuki Daisuke đã thiết kế một cửa sổ lớn và một khu vườn tách biệt trên mái, đồng thời sắp xếp cửa trước đối diện với lối đi.
Các cửa sổ được đặt bất thường, cho thấy sự khác nhau về chều cao giữa các trần nhà bên trong và được che chắn bởi khung lưới thép khuôn mẫu cho phép sự lưu thông được dễ dàng đồng thời an ninh cho ngôi nhà.
“Nhà trong hẻm gặp một số bất lợi nhất định. Tuy nhiên chúng tôi đã quan sát rất cẩn thận và có một chút thay đổi phù hợp với điều kiện của ngôi nhà. Đây có thể là giải pháp nhà ở thay thế để có thể tận hưởng cuộc sống trong hẻm”.
Chiều cao trần khác nhau ở mỗi tầng, được tối đa hóa nhằm tạo ra không gian rộng rãi nhất có thể và giúp cung cấp cho ngôi nhà ánh sáng tự nhiên, hạn chế việc sử dụng tài nguyên điện gây lãng phí không cần thiết. Vật liệu phổ biến được sử dụng cho dự án này như xi măng, gỗ và gạch Terrazzo.
Những ô cửa sổ có tác dụng mang ánh sáng cùng không khí vào nhà nhưng vẫn đảm bảo sự an ninh, chắc chắn nhờ những họa tiết trên khung lưới thé
Tầng thượng với phòng làm việc được lót gỗ giáp liền với khoảnh sân nhỏ được trồng cây tạo cảm giác thư thái, yên bình. Phòng tắm, tủ quần áo nằm ngay ở tầng phía dưới.
Một nhà bếp được thiết kế mở cùng với phòng khách hoàn thành với sự kết hợp giữa bộ gỗ màu sáng cùng với gạch đúc ở tầng một, một phòng ngủ cho mẹ của khách hàng nằm ở tầng đầu tiên.
Vị trí ngôi nhà trong hẻm
1. Lối vào/Garage – 2. Phòng tắm – 3. Phòng mẹ – 4. Không gian sinh hoạt – 5. Phòng bếp – 6. Toilet – 7. Cầu thang – 8. Phòng chủ nhà – 9. Phòng tắm – 10. Phòng thay đồ – 11. Phòng học tập – 12. Vườn trên sân thượng
Xem thêm: Chủ nhà Sài Gòn thừa rau ăn với vườn trên mái ngói
Theo Designs
Tags: