Thời gian gần đây, những công trình như nhà hàng, khách sạn thậm chí căn hộ chung cư hay biệt thự thiết kế nội thất phong cách Đông Dương (Indochine Style)- “Việt Nam xưa” dần trở lại và được yêu thích hơn. Xu hướng đầy hoài niệm này hòa quyện giữa chất Tây sang trọng và vẻ đẹp Á Đông ngọt ngào. Cùng tìm hiểu sâu hơn về phong cách này ở phần dưới đây.
Khái niệm thiết kế nội thất phong cách Indochine
Indochine là tên gọi chung của những đất nước xinh đẹp phía Đông Nam Châu Á. Sáu lãnh thổ này đều có truyền thống lịch sử lâu dài và văn hóa đặc trưng của vùng Á Đông. Chính những yếu tố văn hoá đã thổi hồn vào kiến trúc nước nhà sự giản dị, đằm thắm riêng biệt không trộn lẫn vào đâu. Đấy cũng là ưu điểm thu hút cái nhìn và sự sáng tạo của những kiến trúc sư người Pháp. Họ kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp Tân Cổ Điển và cảm hứng vùng miền tạo ra phong cách Đông Dương hiện tại. KTS tài hoa Emest Hébrard được biết đến như người đã đặt nền móng đầu tiên cho phong cách này.
Đặc trưng của thiết kế nội thất phong cách Indochine
Nhiều người vẫn thương ví von phong cách Indochine là “nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông”. Cách so sánh này vừa rất thơ lại thể hiện được hết ý nghĩa của từng yếu tố.
“Nụ hôn kiểu Pháp” vốn được biết đến như đặc điểm nổi bật của người Pháp: mãnh liệt, nồng nàn nhưng vẫn không kém phần tinh tế, sang trọng. Yếu tố “Tây” trong phong cách Đông Dương cũng thế.
Nhìn vào các công trình kiến trúc, ngôi nhà được trang trí chủ đạo bằng phong cách này có thể thấy được điểm chung ở đường nét cứng rắn, chắc chắn với các cột đá gỗ cao lớn. Hơn thế nữa, màu kem trắng hoặc nâu trầm thể hiện được tâm thế quý phái, vẻ đẹp lâu bền. Các vật dụng nội thất như đèn trần, giường, ghế sofa… vẫn được các kiến trúc sắp xếp tài tình đảm bảo tính tiện dụng và giữ nguyên vẻ đẹp phong cách Indochine.
Nếu như ở nước ngoài vật liệu xây dựng chủ yếu là đá, thạch, xi măng…thì ở nước ta chúng được kết hợp thêm tre, nứa, gỗ… Tất cả đồ trang trí đều được làm thủ công bởi sự tài hoa của thợ lành nghề nước ta. Các hình tượng truyền thống đều tôn lên nét giản dị, vẻ đẹp văn hóa dân gian đều nhân gian. Phải kể đến họa tiết kỷ hà, hoa lá, tượng phù điêu là những dấu ấn không trộn lẫn của phong cách Đông Dương. Sự giản dị, gần gũi thiên nhiên và văn hóa cổ truyền luôn là đặc trưng “nhắc nhớ” của kiến trúc Châu Á.
Bản giao hưởng màu sắc chỉ hoàn thiện khi người sáng tạo kết hợp được hài hòa hai yếu tố “Tây” và “Ta” để tôn lên vẻ đẹp của từng yếu tố.
Các công trình theo phong cách Indochine ở nước ta hiện nay vừa được đề cao bởi tính thẩm mỹ, độ bền vừa phù hợp với khí hậu và lối sống của người Việt.
Cảm xúc được thăng hoa và tính sáng tạo luôn được cải thiện trong thiết kế. Đó là những giá trị luôn hiện hữu trong phong cách Indochine.
Cách đây vài chục năm Indochine chỉ đơn thuần được sử dụng đúng chất năng của nó. Các ngôi nhà được xây dựng cho giới quan chức, quý tộc để thể hiện sự quyền quý của mình. Vẻ đẹp của công trình toát ra từ những nguyên liệu tự nhiên, được chế tác công phu.Các chất liệu như đất nung, tre, nứa, phù điêu, tượng Champa..được ưa chuộng. Bởi lẽ, người thời đó quan niệm càng tự nhiên, càng được làm bằng tay của thợ tài hoa thì càng có giá trị.
Theo thời đại, căn nhà đòi hỏi sự tiện nghi hơn mà vẫn giữ lại các giá trị truyền thống. Vì thế, kiến trúc sư hiện tại có thể linh hoạt phối hợp thêm các vật liệu thép, nhựa PVC, kim loại.. để tạo những điểm nhấn mang tính thời đại. Những designer nhạy bén sẽ biết cách đưa vào nét Hiện Đại ở những không gian cần sự tiện ích. Không gian Indochine cũng sẽ linh hoạt và thanh thoát hơn với những hộc kệ gỗ phong cách Muji. Giới hạn sáng tạo của Indochine có lẽ chỉ nằm ở nhu cầu và “chất chơi” của gia chủ.
[TỔNG QUAN] Thiết kế nội thất phong cách Christopher Guy (CG)
Bên trên là những gì liên quan tới xu hướng thiết kế Indochine. Để được giải đáp thắc mắc, gọi ngay tới số hotline: 0971 825 669.