fbpx

9 Bước cơ bản lập kế hoặc kinh doanh mở nhà hàng

Khi bắt đầu mở một cửa hàng thì chủ đầu tư đều phải lên một kế hoạch nhưng điều này thường làm mất rất nhiều thời gian và công sức của chủ đầu tư, nhưng nếu bạn đọc bài viết này thì nó cũng không quá khó khăn khi mở một nhà hàng. Bạn hãy đọc và làm đủ 9 bước sau đây là có thể thực hiện tham gia vào lĩnh vực nhà hàng được rồi.

nha-hang-dep

Bước 1: Hãy xác định rõ loại nhà hàng bạn muốn kinh doanh. Bạn xem xét những món đồ ăn bạn phúc vụ là món gì để phù hợp với các vị khách, đơn giá cho thực đơn và đồ uống?

Bước 2: Bạn cần làm là đi tham khảo và liệt kê doanh sách các đối thủ cạnh trong với nhà hàng của bạn, gồm có đối thủ trực tiếp (là nhà hàng cũng phục vụ các loại đồ ăn uống như bạn)và đối thủ giãn tiếp (là nhà hàng phục vụ khác những đồ ăn như bạn).

Bước 3: Lập chi phí ngân sách đầu tư để mở nhà hàng là bao nhiêu, và bạn cần xem bạn đủ khả năng hiện tại để chi trả không, hay cần phải huy động thêm vốn từ ngoài. Việc này cũng rất quan trọng vì khi đầu tư mà chưa tới đủ tầm thì rất nguy hiểm nhé bạn.

Bước 4: Địa điểm mở nhà hàng là yếu tố bạn cần xem xét kỹ lưỡng vì nó ảnh hưởng đến số lượng khách hàng tới nhà hàng của bạn. Nếu bạn mở nhà hàng gần quốc lộ, khu phố nhiều văn phòng, trung tâm thương mại gần nhiều nhà hàng khác tạo nên một trung tâm ăn uống để thu hút khách thì rất tốt. Còn ở vị trí rẻ chút ở xa đường lớn, khuất thì đây là lựa chọn sai lầm nhé bạn.
Việc quan trọng không kém là nhà hàng cần được thiết kế nội thất nhà hàng sao cho đẹp mắt, sang trọng, phân chia các không gian sử dụng cho phù hợp nhất với mặt bằng thực tế. Khi nhà hàng được thiết kế đẹp thì đây là điều ấn tượng đầu tiên tới các vị khách khi vào nhà hàng của bạn.

thiet-ke-noi-that-nha-hang-sang-trong

Bước 5: Xin giấy phép kinh doanh và giấy tờ cần thiết khác khi bạn phục vụ đồ uống có cần, bạn hãy tìm hiểu kỹ các quy định nhà nước và luật lệ tại địa phương bạn mở nhà hàng nhé.

Bước 6: Mời các nhân vien y tế ở khu vực nhà hàng đến kiểm tra vệ sinh, thiết bị phòng cháy chữa cháy trước khi bắt đầu kinh doanh, rồi treo các loại giấy phép cũng như kết quả kiểm tra nên cửa hàng nhé.

Bước 7:
1. Số lượng bàn ăn:
– Mặt bằng đủ diện tích cho số lượng bàn ăn
– Bàn lễ tân + điều hành + kế toán ( Diện tích mặt bằng )
– Ly, chén… ( dụng cụ dùng ăn uống )
2. Các món ăn:
– Diện tích xây dựng bếp chế biến
– Dụng cụ nấu nướng
– Dụng cụ phục vụ chế biến
– Diện tích mặt bằng khâu chuẩn bị, tập kết thực phẩm
– Nguồn nước
– Hệ thống thoát nước, rác thải, vệ sinh
3. Hệ thống băng, biển quảng cáo
4. Dụng cụ phục vụ :
– Quạt mát
– Đèn thắp sáng
• Nhân lực: ( Có thể chia làm 3 nhóm:1/ Thực phẩm, chế biến; 2/ Phục vụ, 3/ Lễ tân, kế toán, điều hành )
– Đầu bếp
– Phụ bếp
– Nhân viên chạy bàn
– Nhân viên lễ tân
– Nhân viên điều hành, quản lý
– Nhân viên kế toán, thanh toán
– Nhân viên thực phẩm
– Nhân viên coi giữ xe
• Dự phòng quỹ tiền mặt cho:
1. Mặt bằng kinh doanh ( đất, nhà )
2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến: soong, nồi, chảo…
3. Dụng cụ phục vụ : ly, chén, thìa dĩa,bàn ghế, đèn điện, quạt điện…
4. Thực phẩm, gia vị…
5. Dụng cụ quảng cáo: Băng rôn, biển quảng cáo…
6. Vốn đầu tư xây dựng: bếp lò, nhà cửa …

Bước 8: Bạn hãy liên hệ với nhà cung cấp thực phẩm để đặt hàng trước khoảng một tuần trước khi khai trương.

Bước 9: Tuyển dụng và đào tạo nhân viên nhà bếp và phục vụ. Bạn hãy tuyển một chuyên viên kế toán phụ trách mọi vấn đề thu chi, đóng thuế. Còn nhân viên nhà bếp thì đầu tiên bạn cần 3 đầu bếp, 2 người làm full time và 1 người làm part time. Còn các nhân viên khác làm theo ca từ 10h sáng đến 4h chiều, và từ 4h chiều đến khi đóng cửa. Với bếp trưởng thì cần đến sớm trong buổi sáng để chuẩn bị mọi thứ trong ngày.
Đối với mức lương thì bạn trả phụ thuộc vào năng lực của mỗi người, bạn có thể tham khảo các nhà hàng xung quanh để quyết định mức lương cho phù hợp

Trả lời