Thiết kế một khu vườn chuyên nghiệp từ những thủ thuật của những chuyên gia cảnh quan nhà vườn.
Những thành phố lớn có nhiều dự định cho bạn nhưng khoảng không gian sân sau lại không cho bạn nhiều sự lựa chọn. Những nhà thiết kế ở nơi có mật độ cao như San Francisco và New York là những người có nhiều kinh nghiệm cho những xử lý thiết kế cải tạo sân sau nhà trong những khu vực đô thị một cách chuyên nghiệp từ những khu vườn hẹp đến rộng, thoải mái tự do đến chặt chẽ về bố cục đáp ứng được yêu cầu của ngôi nhà. Không có một phương pháp chung dành cho từng địa phương cụ thể, nhưng họ luôn cố gắng sáng tạo để giải quyết tối đa hóa không gian liên kết giữa bên trong và bên ngoài và biến chúng thành những thiết kế độc đáo để tận hưởng cuộc sống. Dưới đây hãy cùng chúng tôi khám phá 12 ý tưởng từ những chuyên gia thiết kế này để áp dụng vào ngôi nhà mình nhé!
1. Chia nhỏ nó thành nhiều khu vực chức năng
Tạo nhiều chức năng công năng trong khu vườn của bạn và phân chia chúng cho hợp lý với ý muốn của bạn như khu đi dạo, ăn uống, khu trồng cây… Không gian này là một sân sau ở Brooklyn, New York có tất cả bốn khu vực chức năng.
2. Mở rộng sân từ không gian bên trong nhà
Kiến trúc sư Carson Arthur đã yêu cầu khách hàng của mình mở rộng một phần nội thất bên trong nhà thành khoảng sân sau bởi phía sân có diện tích quá nhỏ. Khu vực bị cắt nội thất bên trong nhà là khu vực bếp ít nhu cầu trong khi khu vực sân sau để sinh hoạt chung thì đòi hỏi nhiều diện tích hơn. Kiến trúc sư nói với những phát triển công nghệ bây giờ, thì việc tạo ra một môi trường có thể biến đổi từ bên trong thành bên ngoài và ngược lại là một điều có thể làm được.
Đây là một khu vực sống ngoài trời giúp những thành viên trong căn nhà này có thể nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn ở Detroit.
3. Ngẫu hứng với các góc
Nếu bạn đã có một khoảng sân vuông góc thì rất dễ xử lý thiết kế cảnh quan, tuy nhiên có những khoảng sân vườn có góc phức tạp khó xử lý hơn. Kiến trúc sư Rich Radford ở San Francisco đã có một sáng kiến với sân sau nhà mình bằng những góc tam giác vuông 45 độ để tận dụng diện tích bề mặt trồng nhiều cây cảnh đẹp mắt. Với một sàn nhỏ cùng cách sắp xếp trồng cây cảnh mini làm cho khu vườn trở nên sáng tạo và rộng rãi hơn chỉ với khoảng 30 foot sàn.
4. Sử dụng các chất liệu bề mặt
Nếu bạn có một khu vườn rộng, hãy biến chúng thành khu vườn đa chức năng như kết hợp vui chơi, nghỉ ngơi và làm vườn. Những chức năng này cần được gắn kết trong không gian. Ví dụ như không gian này, nhà thiết kế Arthur đã thiết kế một khu vườn nhỏ cho một gia đình có nhiều thế hệ với khu vui chơi cho các bé trong khi người lớn có thể ngồi uống trà nghỉ ngơi, nói chuyện hoặc làm đồ nướng, trồng cây cùng nhau.
Những vật liệu bề mặt giúp các thành viên phân biệt và giới hạn khu vực của mình như sàn gạch sạch sẽ cho khu vực ăn uống và vui chơi của các bé và phần ốp sỏi cho khu vực trồng cây, tưới nước, vệ sinh… Những diện tích bề mặt còn có ý nghĩa hơn cho việc đảm bảo an toàn cho gia đình, dễ lau chùi và làm sạch.
5. Tránh sự lộn xộn
Bất kỳ sự lộn xộn nào trong không gian cũng gắn liền với vệ sinh, nhất là với không gian ngoài trời. Sử dụng những vật liệu sạch sẽ cho khu vực ngồi và lối đi giúp bạn kiểm soát được công việc vệ sinh hơn. Nếu có một khu vực bạn không cần lát sàn làm sạch thì đó là khu vực trồng cây, nó có thể là thảm cỏ, hoặc vườn cây bạn có thể đào bới đất và lấm lem tự tay trồng những chồi cây yêu thích.
Chủ nhà Freda có lời khuyên rằng, tránh những mớ hỗn độn, thay vì tạo ra nhiều khu vực nhỏ phức tạp, bạn có thể thu gọn chúng về từng mảng có diện tích lớn hơn dễ kiểm soát và thoải mái hơn.
Người thiết kế căn vườn này là kiến trúc sư Erik Calhoun. Với diện tích sàn khoảng 20 foot, ông đã lược bỏ hết những yếu tố rườm rà, lộn xộn của một căn vườn để tạo ra một căn vườn hiện đại trông thoáng đãng gọn gàng hơn với khu vực nghỉ có một vài chiếc ghế mây bên dưới một cây cổ thụ lớn và một khoảng sân cỏ đẹp mắt. Một khu vườn lý tưởng cho công việc dọn vệ sinh vô cùng dễ dàng.
6. Một không gian ngoại thất thân mật
Điều này nghe có vẻ phức tạp để giải quyết vấn đề khi bạn đang có một không gian nhỏ làm nó trở nên nhỏ hơn bởi những cây trồng. Nhưng đó là điều sẽ làm bạn cảm thấy một sự liên kết lớn hơn trong toàn bộ diện tích nhà bạn. Khi bạn trồng những tán cây lớn trong một khu vườn nhỏ, điều đó làm bạn cảm thấy ấm cúng và thân mật hơn ở khoảng sân vườn đồng thời làm chúng ta có cảm giác giống như một căn phòng ngoài trời.
Kiến trúc sư thiết kế căn vườn này là Gary Beyerl nói rằng việc bạn trồng cây hiệu quả, nó tạo ra một sự xâm chiếm tới khoảng không của bạn nhiều hơn, điều đó làm bạn cảm thấy được bao bọc khi nghỉ ngơi ở vườn nhà mình, đồng thời, bạn sẽ có một căn phòng riêng tư mà không quá ngột ngạt đón những vị khách yêu quý đến chơi nhà. Những khu vực nhà đô thị sẽ cảm thấy từng mét vuông diện tích nhà mình trở nên rất quý giá từ những không gian vườn này
7. Tính đến các hàng rào mở rộng tầm nhìn không gian
Nếu bạn đang đau đầu với việc giải quyết những khu vườn nhà mình, hãy tìm một góc nhìn toàn diện. Từ đó vị trí mà bạn thấy sẽ có những giải pháp thiết kế tốt hơn. Beyerl khuyến cáo sử dụng các loại hàng rào hở, ngắn để không giới hạn tầm nhìn. Như khu vườn ở Chicago này có hàng rào lưới làm chúng đón được nhiều ánh sáng hơn. Hàng rào xung quanh là một hạn chế về mặt không gian, nơi ngăn cản những ngọn gió, ánh sáng và cuộc sống tràn vào khu vườn.
8. Sự tương phản
Hãy nghĩ đến những sự tương phản thú vị, Freda nói rằng những sự tương phản hình học giữa vuông và tròn, giữa các loại cây tán lá rộng và lá gai hẹp… sự tương phản đó đem lại những điều thú vị hơn là sự giống nhau.
9. Giữ việc bảo trì đến mức tối đa có thể
Một trong những điều tuyệt vời nhất của các không gian là chúng dễ dàng được làm sạch. Vì vậy những thiết kế nên đặt diện tích trồng thấp hơn và có phần xây dựng bảo vệ xung quanh để chắc chắn rằng những cơn mưa không làm trôi phần đất bùn bẩn ra khu vực sân.
Một vài trường hợp không gian bạn có thể xem xét đến cỏ nhân tạo không cần sử dụng nước. Một vài đồ nội thất ngoài trời bằng chất liệu nhựa, mây giả gỗ, có khe tránh đọng nước cũng là cách giữ cho các sản phẩm được bền hơn và sạch sẽ hơn.
10. Thiết kế cá tính
Những nét thiết kế cá tính riêng quan trọng hơn cả cho một khu vườn. Bạn muốn một khu vườn của riêng mình mà mọi người sẽ phải nhớ đến mỗi khi tới thăm nhà? Điều này đòi hỏi nhiều năng lực của bạn. Ví dụ như sân vườn này, một chiếc vườn đàn ghita thật là phong cách độc đáo. Từ những yếu tố đơn giản của màu sắc, chất liệu gạch kết hợp với cây cỏ mà nhà thiết kế Arthur đã sáng tạo ra được dành cho chủ ngôi nhà là một nghệ sĩ địa phương yêu thích những cây đàn.
11. Tạo một điểm nhấn
Như việc tạo thêm một tâm điểm chú ý cho góc vườn xinh sắn của mình. Nhà thiết kế Arthur thích sử dụng những tính năng của nước, các bình nghệ thuật và ánh sáng để trang trí cho khu vườn này. Vẻ đẹp hoa văn của gạch ốp điêu khắc cùng chất liệu gỗ được sắp đặt một cách khéo léo tạo ra một không gian vườn thư giãn mang đậm phong cách spa. Ông cho rằng nghệ thuật điêu khắc là một nét thiết kế đắt giá, chỉ cần một mảng điêu khắc nó cũng sẽ trở thành hiện tượng cho cả không gian lớn.
12. Cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia thiết kế
Nếu bạn không có khả năng giải quyết hết cho không gian của mình, hãy nhờ đến các chuyên gia thiết kế cảnh quan giỏi. Calhoun cho rằng, với tư duy và chuyên môn của một nhà thiết kế cảnh quan giỏi, bạn sẽ nhận được những phương pháp tiếp cận tốt hơn và phù hợp hơn. Các yếu tố thời tiết mưa, gió, ánh sáng sẽ được các nhà thiết kế tính toán và xử lý hợp lý. Thay vì tự tay trồng những vườn ươm vụng về, hãy cùng kết hợp với họ để bạn có được một không gian vườn yêu thích và bền vững theo thời gian.
Xem thêm: Biệt thự tuyệt vời với bể bơi trên sân thượng
Theo: designs.vn