fbpx

Tìm hiểu về 10 công trình cao nhất nước Anh (Phần 2)

Tiếp theo loạt bài trước, chúng ta sẽ cùng nhìn lại những công trình cao nhất nước Anh tính đến thời điểm hiện nay, để hiểu hơn về cách quy hoạch và kiến trúc kết hợp giữa cái cũ và cái mới của họ.

 4. Toà nhà Leedenhall

Toà nhà Leedenhall

Toạ lạc ở địa chỉ 122 đường Leedenhall, công trình Leedenhall là toà nhà thương mại cao 225 mét, được đưa vào hoạt động năm 2014, còn được gọi dưới cái tên “The Chessgrater”, vì hình dạng giống một mảnh phô mai.

Toà nhà Leedenhall

Đối diện với công trình Lloyd’s Building, cùng được thiết kế bởi kiến trúc sư Roger, công trình Leedenhall có 48 tầng. Công trình được xây lại từ toà nhà cũ có chiều cao 54 mét với 14 tầng trong dự án xây dựng của thành phố Luân Đôn bắt đầu từ năm 2004.

Toà nhà Leedenhall

Kết cấu của công trình được thiết kế bởi các kỹ sư của tập đoàn Arup, không giống như những toà nhà cao tầng khác, sử dụng lõi bê tông để chịu tải trọng ngang, công trình Leedenhall sử dụng hệ thống các thanh giằng bằng thép quang toà nhà để giữ ổn định cho công trình.

Toà nhà Leedenhall

 Toà nhà Leedenhall
Quá trình xây dựng của toà nhà Leedenhall
Toà nhà Leedenhall
Mặt ngoài của công trình được làm từ kính
toà nhà Leedenhall
Phần kết cấu của công trình sau khi hoàn thành

3. Toà nhà Heron Tower


England_8_resize

Còn được gọi là “110 Bishopsgate”, đây là công trình cao nhất trong khu vực phố tài chính của thủ đô Luân Đôn với chiều cao 230 mét, và là công trình cao thứ 3 ở nước Anh.

Toà nhà Heron Tower

Công trình được xây dựng vào năm 2007 và hoàn thành vào năm 2011, thiết kế bởi kiến trúc sư Kohn Pedersen Fox. Điều thu hút đầu tiên khi đặt chân đến công trình này chính là không gian nội thất ở quầy tiếp tân, với một hồ lớn có hàng trăm loài cá với thể tích 70000 lít.

Toà nhà Heron Tower
Hồ cá ở quầy tiếp tân của công trình

Về mặt năng lượng, công trình sử dụng hệ thống các tế bào “photovoltaic”, cho phép sử dụng lại năng lượng, và với việc sử dụng công nghệ này, công trình đã được đánh giá thang điểm tốt nhất theo hệ thống BREEM – tiêu chuẩn Anh quốc.

Toà nhà Heron Tower
Mặt ngoài của công trình được phủ lớp tế bào photovoltaic cho phép việc tái sử dụng năng lượng
Toà nhà Heron Tower
Quá trình thi công công trình

Toà nhà Heron Tower

Toà nhà Heron Tower

2. Công trình One Canada Square

One Canada Square

Công trình thương mại One Canada Square toạ lạc ở khu vực bến cảng Canada Wharf, thủ đô Luân Đôn, là công trình cao nhất ở nước Anh từ năm 1990 đến năm 2010, có chiều cao 235 mét với 50 tầng.

One Canada Square
Bến cảng Canary Wharf

Được thiết kế bởi kiến trúc sư Cesar Pelli, bên ngoài công trình được lát bằng các tấm thép không rỉ. Mái của công trình lấy hình ảnh của kim tự tháp với hệ thống ánh sáng cảnh báo, một điểm đặc trưng của thủ đô Luân Đôn.

One Canada Square
Hệ thống các tấm thép không rỉ được dát bên ngoài
One Canada Square
Mái của công trình dễ dàng được nhìn thấy vào ban đêm và là một đặc trưng của thủ đô Luân Đôn

Thực tế, công trình đã được khởi công xây dựng từ năm 1988, tuy nhiên vì nhiều lí do khác nhau, đến tháng 6 năm 1990, công trình mới hoàn thành. Tổng cộng, công trình đã sử dụng 27500 tất thép và 500000 bu lông được dùng để lắp ráp trong suốt quá trình xây dựng.

One Canada Square

1. The Shard – công trình biểu tượng cho thời đại mới ở nước Anh

The Shard

Công trình “The Shard”, hay còn được gọi là “The Shard of Glass”, là toà nhà chọc trời cao 309,6 mét với 95 tầng, không chỉ cao nhất ở Anh quốc mà còn là toà nhà cao nhất của liên mình châu Âu.

The Shard
Mặt bằng của công trình

The Shard

Công trình bắt đầu xây dựng vào tháng 3 năm 2009 và khánh thành vào tháng 7 năm 2012, được chủ trì thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Renzo Piano.

The Shard

Với ý nghĩa “một mảnh thuỷ tinh xuyên suốt lịch sử của thủ đô Luân Đôn”, từ tên gọi cho đến hình dáng, kiến trúc sư Renzo Piano muốn tạo ra một đường chân trời cho thủ đô Luân Đôn.

The Shard
Bề mặt của công trình được dán bằng 11000 tấm kính.

Hệ thống năng lượng của công trình theo công nghệ CHP (combined heat and power), hệ thống khí tự nhiên từ công ty Nationl Grid, năng lượng nhiệt và năng lượng điện được chuyển hoá dùng để làm nóng nước cho công trình.

Để tránh những sai lầm từ những công trình trước, các kiến trúc sư và kĩ sư sử dụng hệ thống sàn căng bê tông cốt thép và sàn composite, kết hợp với các bổ trụ. Hệ thống lõi chịu tải trọng ngang và móng cọc để truyển tải trọng công trình xuống lớp đất bên dưới.

The Shard

The Shard

Với sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại, nước Anh đã, đang và sẽ là một quốc gia có kiến trúc rất đặc trưng ở châu Âu.

Xem thêm: Tìm hiểu về 10 công trình cao nhất  nước Anh (phần 1)

Nguồn: designs.vn

0/5 (0 Reviews)

Trả lời